Gút là căn bệnh sinh ra do dư thừa lượng lớn axit uric trong máu. Bởi vậy, để giảm tình trạng bệnh, người bệnh cần đặc biệt chú ý tới các loại đồ ăn hàng ngày. Tổng hợp 15 loại thực phẩm giảm axit uric dưới đây sẽ giúp người bệnh dễ dàng lên thực đơn ăn uống khoa học, góp phần kiểm soát và giảm tình trạng bệnh an toàn và hiệu quả.
1) Hạt óc chó
Gút là một trong những bệnh xương khớp thường gặp, với biểu hiện sưng viêm ở những khớp nối. Trong khi đó, hạt óc chó giúp cải thiện vấn đề này tương đối hiệu quả. Đó là nhờ thành phần của loại đồ ăn khô này giàu omega – 3, axit alpha linolenic cao, có công dụng rất tốt trong việc chống viêm, giảm sưng. Loại hạt này cũng chứa ít nhân purin nên người có thể yên tâm khi sử dụng chúng hàng ngày. Người bị Gút được khuyến khích nên uống sữa óc chó đóng hộp tiện lợi để giảm những triệu chứng đau do bệnh Gút gây ra.
2) Giảm axit uric từ quả chuối
Hàm lượng kali cùng với vitamin C cao có trong chuối giúp tăng cường quá trình đào thải axit uric qua đường tiết niệu. Người bệnh có thể ăn trực tiếp hoặc xay cùng với sữa tươi đóng hộp, sử dụng phổ biến, người bệnh nên ăn mỗi ngày để làm giảm bớt triệu chứng sưng đau của bệnh Gút.
3) Rau cần tây
Purine là thủ phạm gây ra các cơn đau do Gút. Vì vậy bạn cần hạn chế thức ăn có chứa thành phần này. Rau cần là một trong các loại đồ ăn giảm axit uric hàng đầu nhờ có tính mát, chứa rất nhiều chất chống oxy hóa cùng đặc biệt là không có nhân purine. Axit phenolic, folic và flavonoid, axetic, quercetin có trong rau giúp làm giảm nồng độ axit uric rất tốt. Hấp thụ nước ép, đồ ăn làm từ cần tây mỗi ngày giúp cải thiện chứng bệnh hiệu quả. Một điều vô cùng quan trọng đó là người bệnh cần lựa chọn rau tươi sạch, an toàn và đảm bảo cho sức khỏe để không gặp thêm các rắc rối nào khác cho cơ thể mình.
4) Hạt điều
Hạt điều là thực phẩm có ít purin, có 50 – 150mg trong mỗi 100g. Bởi vậy, người bệnh có thể sử dụng chúng với khoảng 15 hạt mỗi ngày, chúng vừa cung cấp nhiều dưỡng chất hỗ trợ quá trình đào thải axit uric, vừa không phải lo về nồng độ của thành phần này trong cơ thể.
5) Cây trạch tả
Trong thân và rễ của loại cây trạch tả này có rất nhiều hoạt chất giúp loại bỏ chất độc hiệu quả, trong đó phải kể tới là Alismol, Alisol A, B, C, Api Alisol A, Choline và Alismoxide. Cùng với đó, axit uric cũng sẽ nhanh chóng theo đường bài tiết ra ngoài cơ thể, giúp làm giảm cơn đau Gút nhanh chóng. Một tác dụng khác của trạch tả là khả năng chuyển hóa chất béo cao, giúp phòng ngừa gan nhiễm mỡ – tình trạng mà nhiều người bị bệnh Gút mắc phải.
Mặc dù trạch tả là đồ ăn hạ axit uric hữu hiệu nhưng cần kết hợp với nhiều loại thảo dược khác để đem lại hiệu quả tối ưu. Vì vậy để tiện lợi hơn, người bệnh có thể tìm đến những loại thực phẩm chức năng hay sản phẩm có thành phần chính làm từ trạch tả.
6) Rau cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh rất giàu vitamin, albumin và axit nicotic, hỗ trợ đào thải axit uric hiệu quả. Không những vậy, loại rau này còn rất giàu chất xơ, rất tốt cho tiêu hóa, tương đương với việc sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn. Vì vậy người mắc bệnh Gút có thể ăn món rau chế biến từ cải bẹ xanh khoảng 2 – 3 bữa trong tuần như một phần trong công cuộc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để kiểm soát bệnh.
7) Giấm táo
Giống như khi ăn quả táo tươi, giấm táo cũng giúp làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể nhờ thành phần axit malic. Để giảm những triệu chứng Gút, mỗi ngày bạn nên uống 3 cốc nước ấm có pha thêm 1 thìa giấm táo.
8) Dứa
Trong dứa có chứa rất nhiều vitamin C, giúp giảm viêm do bệnh Gút hiệu quả. Còn các thành phần khác như axit hữu cơ, vitamin nhóm B, kẽm, magie, sắt, canxi có trong loại quả này góp phần trung hòa kết tủa urat, giảm nồng độ axit uric trong máu. Người bệnh có thể bóc vỏ để ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố để uống đều được.
9) Củ cải trắng
Củ cải trắng không chứa nhân purin, lại rất giàu vitamin C, photpho, kẽm. Nhờ vậy đây là loại thực phẩm giúp làm giảm acid uric máu hiệu quả. Người bệnh có thể chế biến một số đồ ăn với củ cải như: xào cùng xì dầu, thịt băm, cho vào món kho tàu hay nấu canh cùng với các loại rau củ khác.
10) Quả bí xanh
Kali có trong bí xanh giúp tăng tính kiềm, khiến cho quá trình đào thải axit uric diễn ra hiệu quả hơn. Bí cũng là đồ ăn có rất ít nhân purin nên dù có ăn nhiều, người bệnh cũng không phải lo lắng về nồng độ axit uric trong cơ thể. Ăn những món làm từ bí xanh từ 2 – 3 lần/ tuần, người bệnh sẽ thấy tình trạng đau nhức do Gút giảm đi rõ rệt theo thời gian.
11) Dầu ô liu
Những hợp chất polyphenol có trong dầu ô liu có công dụng chống viêm do Gút hiệu quả. Cùng với đó, dầu ô liu còn là một trong các loại đồ ăn tốt cho sức khỏe của thận, hỗ trợ quá trình thải độc của cơ thể diễn ra tốt hơn. Bởi vậy ngay từ khi phát hiện bệnh gút, người bệnh nên thay thế dầu mỡ chiên rán thường ngày bằng loại dầu ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe này.
12) Rau mùi
Cũng giống như rau cần, thành phần chống oxy hóa phong phú có trong loại rau ăn lá này có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric có trong máu, từ đó kiểm soát bệnh hiệu quả. Người bệnh nên uống nước rau mùi mỗi ngày để làm giảm những cơn đau do bệnh Gút hành hạ. Với cách làm: rửa sạch rau mùi, cho vào nồi nước đang sôi sau đó đợi 5 phút thì tắt bếp. Người bệnh cũng có thể cho vào cốc, thêm nước sôi rồi chờ nguội để sử dụng cũng rất tiện.
13) Hạnh nhân
Những loại thực phẩm tươi sống từ thịt cá có chứa rất nhiều thành phần cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể, mặc dù vậy người mắc bệnh Gút lại phải kiêng chúng. Điều này rất dễ dẫn tới tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng và gây ra những bệnh lý khác như thiếu máu hay là rối loạn huyết áp. Do đó, sử dụng hạnh nhân như một nguồn cung cấp sắt, vitamin cùng với những vi khoáng chất quan trọng là cách hữu hiệu giúp duy trì sức khỏe ổn định, đồng thời góp phần tăng sức đề kháng, giảm sưng đau do bệnh Gút gây ra.
14) Táo
Trong táo có chứa axit malic, chúng giúp trung hòa axit uric hiệu quả, đồng thời giảm đau viêm cùng với những triệu chứng khác của bệnh Gút. Bạn có thể ăn một quả táo mỗi ngày hoặc ép thành nước để sử dụng.
15) Hạt mắc ca
Hàm lượng chất xơ lớn trong hạt mắc ca sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời đào thải độc tố hiệu quả. Không những thế, chúng còn giúp cơ thể no lâu hơn, hạn chế việc tiêu thụ những loại đồ ăn khác có thể khiến tình trạng Gút trầm trọng hơn. Thành phần đồng trong mắc ca giúp cơ thể sử dụng sắt hiệu quả và đây cũng là chất xúc tác trong các hoạt động của enzyme, nhờ đó quá trình trung hòa và đào thải axit uric hiệu quả tốt hơn.
Mọi thắc mắc của quý bệnh nhân liên quan tới bệnh Gút hãy liên hệ tới tổng đài miễn cước 1800 1044 để được đội ngũ dược sĩ với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ và giải đáp một cách đầy đủ và nhiệt tình nhất. Xin cám ơn!!!
BoniGut – Bí quyết giúp hạ và ổn định acid uric, ngăn ngừa cơn gút cấp
Trong cơ thể người, Xanthin oxidase (XO) là enzyme tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình chuyển hóa các protein nhân purin trong cơ thể thành acid uric. Do đó hoạt động quá mức của Xanthin oxidase sẽ dẫn tới tình trạng tăng acid uric trong máu và có liên quan trực tiếp tới bệnh gút.
Hạt cần tây là loại thảo dược hiệu quả dành cho người bệnh gút. Các nhà khoa học đã chỉ ra trong thành phần của hạt cần tây có chứa các thành phần với tác dụng ức chế enzyme XO, vì thế giúp ngăn chặn quá trình hình thành acid uric và làm giảm nồng độ acid uric máu. Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm Y khoa thuộc Đại học Maryland, College Park (Hoa Kỳ), mỗi ngày chỉ cần dùng 1/4 đến 1/2 thìa cà phê hạt cần tây có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng sưng đau của bệnh gút.
Hạt cần tây là một thành phần chính của BoniGut – Sản phẩm thảo dược toàn diện cho người bệnh gút. Không chỉ có hạt cần tây, BoniGut còn mang đến cho người bệnh 11 thảo dược quý khác bao gồm: quả anh đào đen, cây bách xù, hạt nhãn, tầm ma, kim sa, ngưu bàng tử… Tất cả phối hợp hài hòa mang đến hiệu quả vượt trội: vừa giúp điều hòa, ổn định acid uric vừa giúp chống viêm giảm đau, hạn chế tối đa các triệu chứng khó chịu do bệnh gút gây ra.
BoniGut – Sản phẩm chính hãng của tập đoàn Viva từ Mỹ và Canada, phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania.
XEM THÊM:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY