Nội dung chính
Gút là một bệnh khớp do vi tinh thể gây nên, do rối loạn chuyển hoá làm tăng acid uric máu gây lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên với biểu hiện ban đầu là những cơn viêm khớp cấp tính. Bệnh gút nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng thì có nguy cơ tiến triển nặng dần và trở thành mãn tính, khó điều trị và có thể để lại nhiều hậu quả xấu như hình thành các hạt tophi gây biến dạng khớp, sỏi thận và suy thận. Vậy nguyên nhân gây bệnh gút là gì và khi bị gút cần xử trí ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé:
Bệnh Gút là gì?
Bệnh Gút là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.
Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Triệu chứng của bệnh Gút
Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, người bệnh thường không có biểu hiện nào rõ ràng ngoại trừ việc sưng đau ở các khớp, nhất là ngón cái. Cơn đau sẽ xảy ra sau 1 tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau 1 thay đổi lớn về dinh dưỡng.
Người mắc bệnh Gút thường gặp các triệu chứng sau:
-
Đau khớp: Sau 1 thời gian tích tụ tinh thể muối urat trong các khớp sẽ gây ra cơn đau, sưng đỏ ở ngón cái, khớp mắt cá chân, cổ tay, đầu gối hoặc các khớp nhỏ khác trên cơ thể.
-
Đau khớp về đêm: Các cơn đau khớp thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm. Người bệnh trở nên nhạy cảm tới mức chỉ cần chạm nhẹ cũng rất đau đớn, hầu như không thể ngủ được.
-
Đau kéo dài: Tình trạng đau khớp nghiêm trọng có thể kéo dài vài tiếng tùy theo đáp ứng của từng người. Cơn đau sẽ thuyên giảm dần trong 2 – 10 ngày.
-
Khó khăn trong cử động: Các khớp sưng đau khiến vận động khó khăn, hạn chế. Xuất hiện những u nhú, sưng to, thường gọi là hạt tophi trên bàn tay, khuỷu tay, tai.
-
Trong các giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể bị sốt cao, nôn, cổ cứng.
Bệnh Gút thường phát triển theo giai đoạn, triệu chứng giảm dần theo thời gian khiến người bệnh chủ quan nghĩ rằng đã khỏi hoặc do bệnh lý không đáng ngại. Bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ ngày càng nặng, tái phát với nhiều biến chứng.
Đôi khi, những dấu hiệu bệnh gút có thể bị nhầm lẫn sang các dạng viêm khớp khác nên rất khó trong phòng ngừa, điều trị vì không đúng cách. Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường kể trên cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh Gút
Bệnh gút xảy ra khi tinh thể urat tích tụ trong khớp, gây ra viêm và những cơn đau dữ dội đặc trưng cho căn bệnh. Tinh thể urat có thể hình thành khi bạn có mức acid uric trong máu cao. Cơ thể sản xuất acid uric khi purin bị phá vỡ qua quá trình chuyển hóa. Purin là chất thường tồn tại tự nhiên trong cơ thể, cũng như trong một số thực phẩm nhất định mà con người ăn vào, như nội tạng, cá cơm, cá trích, măng tây và nấm.
Thông thường, acid uric tan trong máu và được lọc qua thận để thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thận thải ra (bài tiết) quá ít acid uric. Khi đó, acid uric có thể tích tụ trong cơ thể, hình thành những tinh thể urat sắc nhọn tại các khớp hoặc các mô bao quanh gây đau, viêm và sưng tấy.
Nguyên nhân nguyên phát
Liên quan đến các yếu tố gen di truyền, cơ địa. Bệnh nhân trong trường hợp này có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường nên nồng độ acid uric trong máu cũng tỷ lệ thuận tăng theo.
Nguyên nhân thứ phát
Là yếu tố bên ngoài, vì lý do nào đó mà người bệnh khiến cho lượng acid uric trong máu tăng mạnh.
-
Chế độ ăn uống
Là nguyên nhân chính khởi phát bệnh gút. Ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, cá béo và nấm. Một số là do thói quen uống rượu bia không kiểm soát – tác nhân chủ yếu kích thích sự gia tăng acid uric trong máu cao.
- Rối loạn chức năng thận
Sự rối loạn chuyển hóa purin khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Lượng axit uric trong máu tích tụ nhiều, sẽ hình thành nên những tinh thể tập trung tại khớp. Từ đó gây sưng, viêm, đau đớn cho bệnh nhân.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút
Giới tính: Đa số bệnh nhân gút là nam giới (90 – 95%). Điều này có thể do nam giới có lối sống, chế độ ăn nhiều đạm giàu purine, rượu bia, cũng có thể do di truyền (enzyme).
Tuổi: Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh Gút càng tăng. Các nghiên cứu cho thấy: ở nam giới tuổi mắc bệnh Gút là 40 – 50 tuổi, ở nữ giới thường là sau mãn kinh.
Tình trạng uống rượu bia: Sự kết hợp giữa rượu, bia với bệnh Gút đã được nói đến từ thời cổ xưa. Nhiều nghiên cứu thấy rằng: có tới 75% – 84% bệnh nhân Gút uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7 – 10 năm. Uống rượu trong thời gian dài dẫn đến tăng acid uric máu do tăng sản xuất acid uric và giảm đào thải ở thận.
Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25 làm tăng nguy cơ mắc Gút lên gấp 5 lần so với người không béo phì.
Thói quen ăn uống: Bệnh nhân có thói quen ăn thức ăn nhiều thịt, hải sản, phủ tạng động vật.
Tăng acid uric máu và các rối loạn chuyển hóa khác: Tăng đường máu và rối loạn lipid máu là các bệnh rối loạn chuyển hóa thường kết hợp với bệnh Gút. Tăng cholesterol gặp trong khoảng 20% bệnh nhân gút, tăng triglycerid gặp trong 40% số bệnh nhân.
Yếu tố gia đình: có thể có yếu tố gen nào đó chưa được phát hiện hoặc do chế độ sinh hoạt, ăn uống giống nhau trong gia đình.
Thuốc: Việc dùng một số thuốc kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hoặc bài tiết acid uric dẫn đến tăng acid uric máu. Các thuốc này bao gồm: thuốc lợi tiểu như Thiazide, Furosemid; Aspirin; thuốc chống lao như Pyrazynamid…
Các bệnh lý liên quan: Một số các bệnh lý mạn tính có liên quan đến bệnh Gút và tăng acid uric máu, trong đó hay gặp là bệnh lý thận. Hầu hết tổn thương thận ở bệnh nhân Gút nguyên phát là xơ hóa thận do tăng huyết áp. Tuy nhiên, tăng acid uric máu có thể là nguyên nhân trực tiếp trong quá trình tiến triển của bệnh thận và tăng huyết áp.
Điều trị bệnh gút
Bệnh gút tuy được biết đến từ rất lâu nhưng thực tế việc điều trị còn gặp nhiều bất cập. Điều trị cơn gút cấp thường không khó nhưng dự phòng tái phát bệnh, tránh những đợt viêm khớp tái phát và ngăn chặn bệnh chuyển sang mạn tính lại không hề đơn giản.
Bệnh có thể được kiểm soát tốt bằng chế độ thuốc men đều đặn và liên tục, phối hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh nhằm cải ổn định nồng độ acid uric trong máu.
Về chế độ ăn uống
Bệnh nhân cần nhận thức rằng ăn uống không hợp lý là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm tái phát bệnh. Do vậy bệnh nhân cần tự nguyện áp dụng các chế độ ăn kiêng. Cụ thể:
-
Để làm giảm acid uric máu, cần hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều purin (chứa nhiều acid nhân tế bào) như tim, gan, thận, ốc, trứng lộn, cá chích, cá đối. Đây là những loại thức ăn giàu đạm. Ở người lớn, nhu cầu về đạm là 1g/kg trọng lượng/ngày (nhu cầu này sẽ tăng trong một số trạng thái cơ thể đặc biệt: có thai, gắng sức, bị bệnh).
-
Uống nhiều nước để thận lọc tốt (2-4l/ngày).
-
Không uống rượu, hạn chế uống bia, không ăn uống quá mức.
-
Nên tăng cường ăn rau xanh, uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng có nhiều ga (bicarbonate) vì sẽ làm kiềm hóa nước tiểu và tăng mức lọc cầu thận, thuận lợi cho việc thải bớt acid uric ra ngoài.
Chế độ sinh hoạt
-
Ngâm chân nước nóng mỗi buổi tối sẽ có hiệu quả, có thể làm thường xuyên, nhưng không nên dùng nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.
-
Tránh gắng sức, tránh căng thẳng, tránh thức quá khuya, tránh lạnh.
-
Giảm béo, duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ axit uric máu.
-
Xây dựng và duy trì một chế độ tập luyện, vận động thường xuyên, vừa sức.
-
Khi bệnh chuyển sang mãn tính, cần có chế độ tập luyện thường xuyên, kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp.
Thuốc điều trị gút
Nguyên tắc điều trị là cần phải khống chế càng sớm càng tốt các đợt gút cấp tính. Nếu được chữa trị đúng, đến nơi đến chốn thì bệnh thích ứng tốt với điều trị. Nếu điều trị không đến nơi đến chốn sẽ làm cho bệnh nặng thêm, dẫn đến nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là suy thận.
Các thuốc kháng viêm giảm đau chỉ dùng khi có cơn viêm khớp, nhằm cắt cơn viêm càng sớm càng tốt.
Càng ít sử dụng thuốc càng tốt vì tác dụng phụ của thuốc sẽ tăng theo số lượng thuốc dùng, thời gian dùng và tuổi của người bệnh.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược thiên nhiên
Sử dụng các sản phẩm thảo dược có ưu điểm là an toàn, không gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể yên tâm dùng lâu dài. Một trong số những sản phẩm được người dùng rất ưa chuộng hiện nay là BoniGut của Mỹ và Canada.
BoniGut- Giải pháp vàng giúp ngăn ngừa cơn gút cấp từ thảo dược thiên nhiên.
Xu hướng ngày nay là phối hợp giữa Đông và Tây y trong đó Tây y làm giảm cơn đau gút cấp còn Đông y phòng ngừa tái phát và hạ acid uric máu được coi là phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết bệnh gút.
Trong đông y, rất nhiều các thảo dược đã được nghiên cứu, trong đó đáng chú ý nhất là quả anh đào đen. Nghiên cứu của tiến sĩ Yuqing Zhang tại ĐH Boston, Mỹ, nhận thấy rằng bệnh nhân gút ăn quả anh đào liên tục trong 2 ngày có thể giảm 35% nguy cơ bị đợt gút cấp so với những bệnh nhân không ăn vì quả anh đào có tác dụng làm tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, giúp làm giảm nồng độ acid uric máu, đồng thời giúp giảm đau và giảm viêm khớp.
Ngoài ra, hạt cần tây cũng là một trong các loại thảo dược có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị gút. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Y khoa, Đại học Maryland và Đại học Mercer của Mỹ đã chứng minh hạt cần tây có chứa các chất như tinh dầu, Flavonoids, coumarin, acid béo Omega-3, hợp chất 3nB (3-n-butylphthalide) có tính kiềm sẽ giúp tăng đào thải tinh thể acid uric ở quanh khớp xương, trung hòa acid uric máu do đó làm giảm nồng độ acid uric, ngoài ra có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau dùng trong trường hợp viêm khớp, thấp khớp.
Sự phối hợp hoàn hảo của quả anh đào đen và hạt cần tây cùng các loại thảo dược tạo ra thực phẩm chức năng BoniGut – niềm hy vọng mới cho bệnh nhân Gút.
BoniGut với công thức toàn diện, gồm 3 nhóm tác dụng:
-
Nhóm giúp trung hòa acid và ức chế hình thành acid uric máu: Anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn.
-
Nhóm thảo dược giúp giảm đau chống viêm, như lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa.
-
Nhóm giúp lợi tiểu làm tăng đào thải acid uric bao gồm trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử.
BoniGut giúp chống oxy hóa mạnh bảo vệ các khớp khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do có hại, giúp chống viêm, giảm đau nhức các khớp xương, hỗ trợ điều trị bệnh Gút.
BoniGut- Sản phẩm của Canada và Mỹ.
Đánh giá người dùng khi dùng BoniGut
Sau nhiều năm có mặt ở thị trường Việt Nam, BoniGut đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá rất cao từ những bệnh nhân trực tiếp sử dụng. Dưới đây là một số trường hợp mọi người có thể tham khảo:
- Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi, ở thôn Tri Lễ, xã Quang Trung, Phú Xuyên, Hà Nội, điện thoại: 0369.063.881:
Chú bị gút từ năm 1990, mỗi tháng đều đau 20 ngày, thậm chí có lần còn đau 50 ngày mới dứt, acid uric có khi lên tới 720 µmol/l, đau đớn khủng khiếp. Thế mà từ ngày dùng BoniGut, bệnh đã đỡ hẳn, cơn đau thưa, giảm dần , chú đã có thể đi đứng lại bình thường, thậm chí chạy bộ được, acid uric chỉ còn 256µmol/l. Đặc biệt chú không cần ăn uống kiêng khem khổ sở như trước nữa rồi.
- Chú Trần Văn Bân (61 tuổi, ở xóm 8, Xuân Bắc, Xuân Trường, Nam Định, điện thoại: 035.415.3352 / 02283.753.779):
Acid uric khi mới phát hiện ra là 590µmol/l, cứ 15- 20 ngày lại bị đau 1 lần, lần nào chú cũng phải uống thuốc giảm đau 3-4 ngày mới hết, đến năm thứ 2 bị gút thì ngón chân cái và đầu gối của chú bắt đầu xuất hiện hạt tophi. Kể từ ngày sử dụng BoniGut, không những chú không phải sử dụng thuốc giảm đau tây y vì không còn đau nữa mà acid uric cũng chỉ còn 320µmol/l, chú có thể ăn uống thoải mái hơn.
- Chú Viên văn Lộc, 65 tuổi, ở căn hộ D, tầng 13 tháp A, chung cư 18 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0945113136:
Chú Lộc phải dùng colchicin liên tục vì những cơn đau gút cấp tới liên tục nhưng lần nào dùng chú cũng bị tiêu chảy, acid uric đo được 605µmol/l. Chú phải ăn uống kiêng khem rất khổ sở vì cứ ăn vào là đau liên tục. Từng có ý định tự tử vì gút, may mắn thay khi biết tới và sử dụng đều đặn BoniGut, không những cơn đau không còn, chú không cần phải sử dụng Colchicin nữa mà acid uric cũng chỉ còn 342µmol/l.
Cùng với các bệnh tim mạch và bệnh rối loạn chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid và béo phì, bệnh gút ngày càng gia tăng và trở nên phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chính vì vậy mà việc nắm được nguyên nhân gây bệnh gút cũng như các phương pháp kiểm soát bệnh sẽ giúp người bệnh gút chủ động bảo vệ mình khỏi sự tấn công của những đợt gút cấp nguy hiểm. Hy vọng bài viết hữu ích với quý bạn đọc.
Mời các bạn xem thêm:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY