Chú Nam (Nghĩa Hưng, Nam Định) đang làm thủ tục nhập viện để mổ sỏi thận lần thứ 2 tại Bệnh viện tỉnh Nam Định. Ánh mắt lo lắng, gương mặt thất thần, chú nói mà giọng vẫn không giấu được sự run rẩy: “Bác sỹ bảo chức năng thận của chú xú kém lắm rồi, có nguy cơ suy thận đến nơi. Mà căn nguyên cũng chỉ tại bệnh gút dai dẳng suốt 5 năm nay, điều trị thế nào cũng không đỡ, tháng nào chú cũng bị lên cơn gút cấp 1 lần, đau đến chết đi sống lại. Chú cũng bất lực với căn bệnh này rồi”.
Suy thận – biến chứng nguy hiểm nhất bệnh gút
Tình cảnh như chú Nam không hề hiếm. Ở bệnh nhân gút, tinh thế natri urate lắng đọng ở nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó thận là cơ quan có lắng đọng rất sớm. Vi tinh thể natri urate lắng đọng trong xoang thận sẽ tạo ra sỏi thận có thể làm tắc đường tiểu, viêm đường tiểu, ứ nước, giãn thận,… lắng đọng trong các ống thận gây viêm thận kẽ và tắc các ống thận làm tổn thương tổ chức nhu mô thận và giảm chức năng thận.
Những tổn thương trên thường kết hợp với nhau làm chức năng thận của người bị bệnh gút ngày càng suy giảm. Khi thận bị suy giảm chức năng lại giảm khả năng đào thải acid uric, tạo ra vòng tròn bệnh lý thúc đẩy bệnh gút tiến triển nhanh đến giai đoạn muộn rất khó điều trị.
Theo Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y bệnh viện Quân y 108: “Muốn ngăn ngừa biến chứng của bệnh gút, quan trọng nhất là phải đưa được chỉ số acid uric trong máu về ngưỡng an toàn, điều này tuy hơi khó nhưng không phải là không làm được.”
Mời các bạn xem thêm:
- 18 năm bị gút, tôi không ngờ chia tay lại đơn giản đến thế!
- Bí kíp vàng để không phải đau đớn vì gút, khổ sở vì “ yêu”
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY