Nội dung chính
Bệnh gút, bệnh giả gút, bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp… đều gây đau khớp. Do đó, nếu không nắm rõ đặc điểm triệu chứng của bệnh gút, bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn, dẫn đến việc điều trị không đúng bệnh, khiến gút trở nên tồi tệ hơn. Vậy cụ thể, triệu chứng bệnh gút như thế nào? Làm sao để phân biệt gút với các bệnh khớp khác? Cách kiểm soát tốt bệnh gút ra sao? Câu trả lời chính xác nhất sẽ được các chuyên gia của Thảo Dược Bốn Phương chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Triệu chứng bệnh gút như thế nào?
Thế nào là bệnh gút?
Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng acid uric trong máu, dẫn tới hình thành tinh thể muối urat lắng đọng tại các tổ chức, gây cơn đau gút cấp ở các khớp.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có 2 loại bệnh gút như sau:
- Gút nguyên phát chiếm phần lớn các trường hợp bệnh gút. Trong trường hợp này, ngoài yếu tố di truyền thì nồng độ acid uric trong máu tăng cao là do cơ thể có nhiều purin – thành phần tạo acid uric. Thông thường, lượng purin được đưa vào cơ thể bệnh nhân qua thức ăn chứa nhiều đạm như thịt bò, thịt chó, gan, lòng, tôm, cua…
Chế độ ăn giàu đạm là nguyên nhân phổ biến gây bệnh gút
- Bệnh gút thứ phát: Acid uric máu tăng cao do các bệnh lý như suy thận, suy giáp, bệnh vảy nến… hoặc do dùng các thuốc như thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc điều trị ung thư…
Khi có tác nhân khiến acid uric máu tăng cao, muối urat lắng đọng ở các khớp sẽ gây đau khớp. Nếu không nắm rõ đặc điểm triệu chứng của bệnh gút, người bệnh sẽ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khớp khác. Điều này dẫn đến việc điều trị sai hướng, làm bệnh gút trở nên tồi tệ hơn. Vậy triệu chứng bệnh gút như thế nào?
Triệu chứng bệnh gút như thế nào?
Bệnh gút có những đợt cấp tính và giai đoạn mãn tính, theo đó, các triệu chứng của bệnh cũng khác nhau.
Triệu chứng của bệnh gút giai đoạn cấp tính
Bệnh gút giai đoạn cấp tính đặc trưng bởi sự bùng phát của cơn gút cấp. Tuy nhiên trước đó, người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng như:
- Rối loạn thần kinh: Đau đầu, trạng thái kích thích, mệt mỏi…
- Rối loạn tiêu hóa: Đau thượng vị, táo bón, ợ hơi…
- Rối loạn tiết niệu: Đái nhiều, đái rắt…
- Khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái…
Sau đó, cơn gút cấp xuất hiện với các biểu hiện bao gồm:
- Khởi phát đột ngột vào ban đêm, thường là khớp ngón chân cái.
Cơn gút cấp thường bắt đầu ở khớp ngón chân cái
- Khớp đau ghê gớm, bỏng rát; đau đến cực độ, đau làm mất ngủ; kèm triệu chứng mệt mỏi; đôi khi sốt khoảng 38.5 độ C, có thể có rét run.
- Khớp sưng to, nóng, đỏ, phù nề, căng bóng và mức độ đau ngày càng tăng. Chỉ cần chạm nhẹ cũng rất đau, khiến bệnh nhân không đi lại được. Lúc đầu chỉ viêm một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp như bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay.
- Cơn gút cấp có thể kéo dài nhiều ngày, thường từ 5-7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần. Khi hết cơn gút cấp, khớp trở về trạng thái bình thường.
Triệu chứng của bệnh gút giai đoạn mãn tính
Cơn gút cấp rất dễ tái phát, khiến bệnh gút chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, các cơn đau khớp sẽ tái lại nhiều lần, có thể là vài tháng hoặc vài năm; cũng có khi cơn đau liên tiếp xảy ra, mức độ đau ngày càng khủng khiếp hơn.
Không chỉ vậy, bệnh gút mãn tính còn xuất hiện hạt tophi do tinh thể urat kết tủa trong các mô hình thành. Chúng nổi lên dưới da gây mất thẩm mỹ với các đặc điểm:
- Hạt màu trắng, hình tròn, rắn, gây vướng víu, ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Vị trí thường gặp: Vành tai, mỏm khuỷu, bàn chân, bàn tay và cổ tay.
Hạt tophi – Triệu chứng của bệnh gút mãn tính
Nếu không được xử lý kịp thời thì các hạt tophi này sẽ lớn dần, đạt tới kích thước nhất định sẽ gây biến dạng khớp. Đặc biệt, rất nguy hiểm khi các hạt tophi quá lớn, chúng sẽ vỡ ra và gây nhiễm khuẩn ở khớp, nhiễm khuẩn huyết.
Vì có triệu chứng đau khớp nên nhiều người thường nhầm lẫn bệnh gút với các bệnh đau khớp khác. Vậy những bệnh đó là gì? Cách phân biệt ra sao?
Cách phân biệt bệnh gút với các bệnh khớp khác!
Những bệnh có triệu chứng giống với biểu hiện của bệnh gút, thường làm bệnh nhân nhầm lẫn gồm có:
Bệnh giả gút
Bệnh giả gút xảy ra khi tinh thể Calci pyrophosphate tích tụ trong khớp và các mô quanh khớp. Thống kê cho thấy, 25% những người bị bệnh giả gút (CPPD) có triệu chứng lâm sàng giống hệt bệnh gút. Tuy nhiên, hai bệnh này cũng có những đặc điểm khác nhau có thể phân biệt như:
- Bệnh giả gút khi khởi phát ít đau đớn hơn so với cơn gút cấp.
- Nếu bệnh gút đa số lên cơn gút cấp đầu tiên ở ngón chân cái, thì bệnh giả gút thường chủ yếu ảnh hưởng ở đầu gối.
- Cơn gút cấp sẽ bùng phát khi ăn thực phẩm làm tăng acid uric máu, còn bệnh giả gút thì không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
- Bệnh giả gút không tạo hạt tophi.
- Kiểm tra dịch khớp ở người bệnh gút thấy có tinh thể natri urat hình kim, còn bệnh giả gút khi soi dịch phát hiện ra tinh thể Calci pyrophosphate hình thoi hoặc dạng thanh.
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp dễ nhầm với bệnh gút
Đây là bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch, gây viêm tại các tổ chức liên kết màng hoạt dịch, làm tổn thương và gây đau ở các khớp. Một số triệu chứng có thể phân biệt với cơn gút cấp:
- Thường xảy ra hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng.
- Các khớp viêm có tính chất đối xứng.
- Không liên quan đến chế độ ăn uống.
- Thường gặp ở nữ giới độ tuổi trung niên, vì vậy những triệu chứng bệnh gút ở nữ thường dễ bị nhầm lẫn thành bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bệnh thoái hóa khớp
- Cơn đau ở bệnh thoái hóa khớp thường xảy ra ở nhiều khớp.
- Mức độ đau nhẹ hơn so với cơn gút cấp và không có hiện tượng viêm sưng đỏ.
Như vậy, bạn chỉ cần chú ý đặc điểm những triệu chứng của bệnh gút thì sẽ có thể phân biệt với những bệnh khớp khác. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu đau khớp, bạn nên đi thăm khám sớm để đánh giá được mức độ và chẩn đoán chính xác, tránh nhầm lẫn với các bệnh trên.
Khi đã xác định chính xác bệnh gút, bạn cần áp dụng biện pháp giúp giảm đau cơn gút cấp, đồng thời hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn; ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh như tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận…
Biện pháp điều trị bệnh gút thường được sử dụng là thuốc tây y, bao gồm thuốc giảm đau (Colchicine, NSAID…) và thuốc hạ acid uric máu (allopurinol, Febuxostat…). Tuy nhiên, những thuốc này gây rất nhiều tác dụng phụ, khi dùng lâu dài sẽ hại đến gan, thận.
Bởi vậy, xu hướng của y học hiện đại ngày nay là sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên, vừa mang lại hiệu quả cao giúp kiểm soát tốt bệnh gút, vừa cực kỳ an toàn với sức khỏe. Trong đó, sản phẩm nổi trội nhất dành cho người bệnh gút phải kể đến là BoniGut + của Mỹ.
Sản phẩm BoniGut + của Mỹ
BoniGut + – Giải pháp toàn diện cho người bệnh gút
BoniGut + là sản phẩm có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng. Công thức toàn diện của BoniGut + là sự kết hợp tinh tế nhiều loại thảo dược quý, được chia thành từng nhóm tác dụng như sau:
Nhóm thành phần giúp hạ acid uric máu
- Quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn: Các thảo dược này có tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase – enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric, từ đó giúp ức chế hình thành acid uric trong máu. Đồng thời, tính kiềm của hạt cần tây còn giúp trung hòa acid uric trong máu.
- Trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù: Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp lợi tiểu, từ đó giúp tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
Nhóm thành phần giúp giảm đau, chống viêm
BoniGut + kết hợp các thảo dược như lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa, quả anh đào đen, hạt cần tây… giúp chống viêm, giảm đau theo nhiều cơ chế khác nhau, cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu, đau đớn trong cơn gút cấp.
Thành phần toàn diện của BoniGut +
Nhờ đó, BoniGut + mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh gút. Sản phẩm giúp:
- Hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn.
- Chống viêm, giảm đau nhức trong cơn gút cấp, bảo vệ các khớp.
- Ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát.
- Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh gút.
Sau khi nồng độ acid uric máu đã hạ về ngưỡng an toàn, việc duy trì sử dụng BoniGut + sẽ giúp người bệnh ăn uống thoải mái hơn, không cần phải kiêng khem quá hà khắc như trước nữa.
BoniGut có tốt không?
Để trả lời được câu hỏi này một cách khách quan nhất, mời các bạn cùng đọc lời chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm BoniGut +.
Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi, hiện đang công tác tại UBND xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, điện thoại: 0395.960.710
Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi
Anh Dương tâm sự: “Anh bị gút từ năm 2013. Anh không biết triệu chứng bệnh gút như thế nào nên khi thấy cơn đau khớp dữ dội khủng khiếp ở ngón chân cái, anh cũng chỉ nghĩ bị đau khớp thông thường. Về sau, chúng tái phát không dứt, cứ 3, 4 hôm lại đau 1 trận. Đau quá nên anh đi khám, lúc đó anh mới biết mình bị gút, chỉ số acid uric đã lên tới 780 µmol/L rồi”.
“Đến cuối 2015 anh bắt đầu dùng Boni Gut với liều 4 viên/ngày. Chỉ sau 3 lọ anh đã không còn đau dữ dội như trước nữa. Thấy hiệu quả tốt nên anh vẫn dùng liên tục đến giờ, acid uric chỉ còn 355 µmol/L, anh cũng không thấy cơn đau nào xuất hiện thêm. Anh mừng lắm!”
Chú Nguyễn Thành Phương, 57 tuổi ở 35A, đường Tám Danh (đường 13 cũ), Phường 4, quận 8, Hồ Chí Minh, điện thoại: 0909.355.861.
Chú Nguyễn Thành Phương, 57 tuổi
Chú Phương chia sẻ: “Chú bị gút từ năm 2004. Lúc đầu, chú không biết triệu chứng bệnh gút như thế nào, chỉ thấy ngón chân cái đau dữ dội, thốn đến tận tim. Rất nhanh sau đó, các khớp chân đều sưng vù, nóng rát, đau tới run cả người. Chú còn tưởng mình bị viêm khớp, ai ngờ đi khám, chú mới biết là bệnh gút, chỉ số acid uric máu lúc đó đã lên tới 700 µmol/L.”
“Nhờ có BoniGut + mà 5 năm nay, chú chưa thấy tái phát cơn gút cấp nào. Chú dùng 4 viên/ngày, sau 2 tháng đã thấy có sự cải thiện rõ rệt. Dù vẫn có cơn đau nhưng không hề dữ dội như trước mà chỉ thấy hơi nhức thôi. Sau 4 tháng, chú đi kiểm tra lại thì acid uric chỉ còn 450 µmol/L. Thấy hiệu quả tốt chú duy trì dùng tiếp, lần gần đây nhất đi khám chỉ số acid uric máu chỉ còn 420 µmol/L. BoniGut + tốt thật đấy!”
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết được “Triệu chứng bệnh gút như thế nào?” để phân biệt với các bệnh khớp khác. Để kiểm soát tốt bệnh gút thì BoniGut + chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được hỗ trợ nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Corticoid và những sự thật rùng mình trong điều trị bệnh gút
- Hỏi: Bị gút giờ đã hết đau có nên dùng BoniGut hay không?
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY