Nội dung chính
Không riêng bệnh gút mà có rất nhiều bệnh lý khác gây đau khớp. Do đó, nếu không nắm rõ đặc điểm triệu chứng của bệnh gút, chúng ta dễ bị nhầm lẫn, dẫn đến việc điều trị không đúng bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy bệnh gút thường đau ở đâu? Làm sao để phân biệt gút với các bệnh khớp khác? Đâu là giải pháp tối ưu cho người bệnh gút? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như vậy thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Bệnh gút thường đau ở đâu?
Bệnh gút thường đau ở đâu?
Gút là bệnh rối loạn chuyển hoá nhân purin (purin khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa tạo thành acid uric nhờ vai trò quan trọng của enzym xanthin oxidase), làm tăng nồng độ acid uric trong máu, dẫn đến lắng đọng nhiều tinh thể muối natri urat tại các mô, gây ra các cơn đau gút cấp ở các khớp. Cụ thể bệnh gút thường gây đau ở các khớp sau:
Khớp chi dưới
Đa số các bệnh nhân có cơn gút cấp khởi phát ở ngón chân cái, sau đó, cơn đau sẽ lan dần sang các khớp chi dưới khác như: Khớp ngón chân trỏ, út, áp út, mu bàn chân, khớp gối…
Nguyên nhân là do ở nhiệt độ thấp, muối urat dễ được hình thành, lắng đọng hơn. Trên cơ thể, ở những khớp chi, đặc biệt là khu vực khớp ngón chân sẽ có nhiệt độ thấp nhất. Từ đó, tinh thể muối urat dễ hình thành và lắng đọng tại các khớp này, gây ra cơn đau nhiều hơn so với khớp khác như khớp đầu gối, các ngón tay, khuỷu tay…
Cơn gút cấp thường khởi phát ở ngón chân cái
Khớp chi trên
Tại các khớp chi trên, cơn đau gút cấp thường biểu hiện khá rõ ràng ở các khớp ngón tay, khuỷu tay… Lúc này, các khớp tay chuyển sang màu đỏ, da căng bóng, nếu nặng có thể bị bong tróc.
Các đặc điểm khác của cơn đau gút cấp
Một số đặc điểm thường gặp của cơn đau gút cấp là:
– Cơn đau thường khởi phát đột ngột vào ban đêm hay gần sáng.
– Tính chất cơn đau: Khớp đau dữ dội, bỏng rát, kèm theo tình trạng sưng, đỏ, phù nề, phần da quanh khớp căng bóng.
– Một số triệu chứng kèm theo: Mệt mỏi, đôi khi có sốt 38-38.5oC, có thể kèm rét run.
– Cơn gút cấp có thể kéo dài nhiều ngày, thường từ 5-7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần. Khi hết cơn gút cấp, khớp trở về trạng thái bình thường.
Bệnh gút nguy hiểm như thế nào?
Không dừng lại ở những cơn đau khớp dữ dội, bệnh gút còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cụ thể là:
– Tần suất và mức độ các cơn gút cấp ngày càng tăng: Khi acid uric trong máu tăng cao kéo dài thì các cơn gút cấp sẽ tái phát nhiều lần, gây đau đớn dữ dội và cản trở vận động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
– Biến chứng trên khớp: Sự tích tụ của nhiều tinh thể muối urat tại các tổ chức sẽ hình thành hạt tophi, xuất hiện chủ yếu tại các khớp khuỷu. Chúng gây cản trở vận động, thậm chí biến dạng và tàn phế khớp.
Biến chứng hạt tophi ở người bệnh gút gây biến dạng khớp
– Biến chứng trên thận: Khi lượng acid uric trong máu tăng cao kéo dài, thận không thể đào thải kịp sẽ dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat trong thận và gây ra hàng loạt các bệnh lý tại thận như: Viêm thận kẽ, viêm cầu thận, sỏi thận, đặc biệt nghiêm trọng là suy thận.
– Những biến chứng nguy hiểm khác: Các tinh thể muối urat còn có thể lắng đọng tại những mảng xơ vữa trong mạch máu, gây tổn thương hệ mạch và dẫn tới các biến chứng như viêm màng trong và cơ tim, đột quỵ…
Tuy nhiên, có nhiều bệnh lý dễ gây nhầm lẫn với bệnh gút, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
Phải làm sao để phân biệt bệnh gút với các bệnh khớp khác?
Các bệnh lý dễ nhầm lẫn với bệnh gút là:
Bệnh giả gút
Bệnh giả gút hình thành do sự tích tụ của các tinh thể Calci pyrophosphate trong khớp và các mô quanh khớp. Triệu chứng của bệnh này có một số đặc điểm khác so với bệnh gút đó là:
– Bệnh giả gút khi khởi phát ít đau đớn hơn so với cơn gút cấp.
– Nếu bệnh gút đa số lên cơn gút cấp đầu tiên ở ngón chân cái, thì bệnh giả gút thường chủ yếu ảnh hưởng ở đầu gối.
Bệnh giả gút thường gây đau ở đầu gối
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, gây viêm tại các tổ chức liên kết màng hoạt dịch, làm tổn thương và gây đau ở các khớp. Một số triệu chứng có thể phân biệt với cơn gút cấp là:
– Thường xảy ra hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng.
– Các khớp viêm có tính chất đối xứng.
Bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là bệnh lý mãn tính về xương khớp, làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp, thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là sau 60 tuổi. So với bệnh gút, triệu chứng của bệnh này cũng có một số điểm khác biệt, đó là:
– Cơn đau ở bệnh thoái hóa khớp thường xảy ra ở nhiều khớp.
– Mức độ đau nhẹ hơn so với cơn gút cấp và không có hiện tượng viêm sưng đỏ.
Tuy nhiên, trên thực tế thì việc phân biệt bệnh gút với các bệnh khớp khác nhờ đặc điểm của các triệu chứng vẫn gặp nhiều khó khăn. Do đó, khi có dấu hiệu đau khớp, bạn nên đi thăm khám sớm, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để được chẩn đoán chính xác bệnh.
Đồng thời, nếu được chẩn đoán mắc bệnh gút, bạn nên áp dụng ngay các biện pháp để kiểm soát bệnh tốt, ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng như đã nêu ở trên.
Đâu là giải pháp tối ưu cho người bệnh gút?
Mục tiêu điều trị đối với người bệnh gút đó là: Đưa acid uric trong máu về ngưỡng an toàn, giảm thiểu tối đa tần suất xuất hiện và mức độ đau các đợt cấp, đồng thời ngăn ngừa biến chứng, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Để đạt được những mục tiêu kể trên, người bệnh cần:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
+ Hạn chế rượu bia.
+ Hạn chế thực phẩm giàu đạm (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,…)
+ Hạn chế một số loại rau đang phát triển nhanh như giá đỗ, măng, nấm,…
+ Nên ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước mỗi ngày.
Người bệnh gút nên uống đủ nước mỗi ngày
Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý
+ Không tập luyện và nên để khớp nghỉ ngơi tuyệt đối khi lên cơn gút cấp.
+ Ngoài cơn gút cấp nên vận động thường xuyên (ví dụ đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng).
+ Đặt mục tiêu giảm cân nếu bạn bị thừa cân, béo phì.
– Sử dụng sản phẩm từ thảo dược để hạ acid uric máu một cách an toàn và hiệu quả: Hiện nay, y học hiện đại ưu tiên sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp hạ acid uric một cách an toàn, hiệu quả. Nổi bật trong số đó phải kể đến sản phẩm BoniGut + của Mỹ.
Sản phẩm BoniGut + của Mỹ
BoniGut + – Giải pháp hiệu quả, an toàn cho người bệnh gút
BoniGut + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là giải pháp tối ưu dành cho người bệnh gút. Hiệu quả vượt trội, độ an toàn của BoniGut + đến từ các thảo dược tự nhiên:
– Quả anh đào đen, hạt nhãn, hạt cần tây, trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: Các thảo dược này đã được chứng minh giúp hạ acid uric hiệu quả nhờ 3 cơ chế đột phá:
+ Giúp trung hòa acid uric trong máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây.
+ Giúp ức chế hình thành acid uric thông qua việc ức chế enzyme xanthine oxidase (enzyme chuyển hóa purin thành acid uric) bằng sự hiệp đồng tác dụng của quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn.
+ Giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu nhờ bách xù, hạt cần tây, trạch tả, ngưu bàng tử và hạt mã đề.
– Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp chống viêm theo nhiều cơ chế khác nhau, từ đó giúp hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng viêm đau trong cơn gút cấp.
Nhờ cơ chế toàn diện như trên, người bệnh sau khi dùng BoniGut + đúng liều, đủ liệu trình sẽ đưa được acid uric trong máu dần về ngưỡng an toàn, cơn đau gút cấp sẽ thưa dần, mức độ đau cũng giảm dần. Khi dùng duy trì, dần dần người bệnh sẽ không còn thấy đau nữa, những nguy cơ về biến chứng cũng được giảm thiểu tối đa.
BoniGut + – Giải pháp hiệu quả, an toàn cho người bệnh gút
Đặc biệt, BoniGut + được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ (<70nm), đồng nhất và ổn định. Nhờ đó, sinh khả dụng của sản phẩm có thể lên đến 100%, hiệu quả thu được là cao nhất.
Khách hàng nói gì sau khi sử dụng BoniGut +?
Phản hồi của các khách hàng đã sử dụng sản phẩm dưới đây chính là đáp án khách quan nhất cho câu hỏi: “BoniGut + có tốt không?”, mời bạn đọc cùng theo dõi:
Bác Nguyễn Tấn Một, 70 tuổi, ở số 99 Trần Quang Diệu, phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi.
Bác Nguyễn Tấn Một, 70 tuổi
“Trước đây, bác làm công chức nên thường xuyên phải đi tiếp khách, uống rượu bia nhiều mà mồi nhậu toàn là thịt bò, hải sản thôi… nên thành ra bác bị bệnh gút 10 năm rồi. Mỗi lần có cơn gút cấp, ngón chân cái sưng lên, da căng bóng, đỏ như quả cà chua. Đau phải gọi là thấu xương, buốt lên đến tận óc, như kiểu có ai kê chân bác lên rồi lấy hòn đá nện vào liên tục vậy. Chỉ số acid uric của bác thì lúc nào cũng hơn 600. Vì thế, bác bỏ hẳn rượu bia, bữa cơm bác cũng chỉ gắp rau với lạc thôi, vậy mà cứ vài tuần lại bị đau một lần, khổ lắm.”
“Nhưng giờ thì bệnh gút của bác đã được kiểm soát tốt nhờ có sản phẩm BoniGut + của Mỹ. Tần suất các cơn gút cấp giảm dần và đến giờ là 1 năm rồi bác chưa bị lên cơn gút cấp lần nào. Bác ăn uống thoải mái hơn rất nhiều, kể cả khi nhà có cỗ bàn, bác nể người ta uống một vài chén rượu, ăn vài con tôm thì chân vẫn êm ru. Chỉ số acid uric cũng hạ về ngưỡng an toàn, chỉ còn 390 thôi, bác đi lại thoải mái bình thường rồi.”
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc có được lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh gút thường đau ở đâu?”, đồng thời biết được BoniGut + là giải pháp hiệu quả và an toàn dành cho người bệnh. Nếu còn băn khoăn nào khác, các bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Chế độ ăn cho người bị bệnh gút cần kiêng gì và nên ăn gì?
- Những thuốc nào được dùng trong phác đồ điều trị gout cấp?
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY