Cách bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh gout

Nội dung chính

 

   Người bệnh gout phải kiêng khem khổ sở để tránh cơn đau gout cấp bùng phát. Do đó, không ít người rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng, người gầy sút cân, thể lực suy giảm. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hé lộ cách bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh gout hiệu quả mà không lo cơn gout cấp xuất hiện, mời các bạn cùng đón đọc!

 

Cách bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh gout như thế nào?

 

Đôi nét về bệnh gout

   Gout là bệnh lý do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, làm tăng axit uric trong máu.

Loại axit này dễ chuyển thành muối urat, lắng đọng ở các khớp và gây cơn gout cấp.

   Axit uric máu càng cao, cơn gout cấp càng dễ tái phát lại, khiến người bệnh đau đớn, khổ sở, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Theo thời gian, axit uric máu tăng cao còn khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như hạt tophi gây tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận

   Nguyên nhân phổ biến làm tăng axit uric máu cũng như gây bùng phát cơn gout cấp là do chế độ ăn uống không khoa học. Những món ăn giàu đạm hay đồ uống có cồn đều làm tăng axit uric, khiến người bệnh bị đau đớn. Vì thế mà họ thường không dám ăn uống, làm cơ thể thiếu dinh dưỡng, bệnh tình cũng tồi tệ hơn.

 

Chế độ ăn uống giàu đạm là nguồn chủ yếu gây tăng axit uric trong máu

 

   Thực tế, người bệnh gout phải kiêng khem nhưng vẫn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động. Vậy cụ thể, dinh dưỡng cho người bệnh gout cần những chất gì và cách bổ sung ra sao?  

 

Dinh dưỡng cho người bệnh gout cần những chất gì và bổ sung ra sao?

   4 Nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người bệnh gout bao gồm:

Carbohydrate (còn gọi là nhóm chất bột đường)

   Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hệ thống thần kinh trung ương và các cơ quan hoạt động. Đồng thời, carbohydrate còn là thành phần cấu tạo nên tế bào và mô, điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp lượng chất xơ cần thiết.

     Đây cũng là nhóm thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì….

 

Carbohydrate là nguồn thực phẩm quan trọng đối với bệnh nhân gout

 

Protein (đạm)

   Tuy protein hay chất đạm là nguồn nguyên liệu tạo ra axit uric trong cơ thể nhưng người bệnh gout vẫn cần một lượng nhất định để duy trì hoạt động cơ bắp, máu, da, xương và các cơ quan khác.

   Protein cũng cung cấp một phần năng lượng, đồng thời là nguyên liệu tạo các men, các hormone giúp điều hòa hoạt động của cơ thể cũng như các kháng thể giúp chống chọi lại bệnh tật.

   Nguồn cung cấp protein phù hợp cho người bệnh gout là ức gà, thịt nạc, cá nước ngọt, sữa ít béo, trứng.

 

Sữa ít béo và trứng là nguồn bổ sung protein tốt cho người bệnh gout

 

Chất béo

   Chất béo cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Đây còn là thành phần chính của màng tế bào, giúp tế bào não và hệ thần kinh phát triển. Đồng thời chất béo cũng là thành phần cấu tạo một số loại hormon ví dụ như testosterone, cortisol… Do đó, chúng cũng là một nguồn dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh gout.

   Người bệnh gout nên bổ sung chất béo từ nguồn thực vật như dầu dừa, dầu oliu, dầu hướng dương; hạn chế dầu động vật.

Vitamin và khoáng chất

   Vitamin và khoáng chất là nhóm không sinh ra năng lượng nhưng lại cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Một số khoáng chất và vitamin cần thiết trong dinh dưỡng cho người bệnh gout bao gồm:

Sắt

   Sắt gắn với protein để tạo hemoglobin, một thành phần trong hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy và tham gia vào quá trình oxy hóa khử trong cơ thể.

Nếu thiếu sắt, người bệnh gout dễ bị mệt mỏi, giảm hiệu suất công việc, nguy cơ mắc bệnh khác cũng cao hơn.

 

Sắt là khoáng tố cần thiết giúp tạo ra hemoglobin

 

   Nguồn bổ sung sắt cho người bệnh gout bao gồm: Rau lá xanh thẫm, cá nước ngọt, trứng.

Canxi và phospho

   Hai khoáng tố này cần thiết để duy trì hoạt động cơ thể, đảm bảo xương khớp chắc khỏe. Sữa ít béo và các chế phẩm của nó là nguồn bổ sung canxi và phospho tốt cho người bệnh gout.

Vitamin A

   Đây là vitamin cần thiết cho việc xây dựng và duy trì các mô khỏe mạnh, đặc biệt là mắt, da, xương, biểu mô đường tiêu hóa và hô hấp. Nó cũng có vai trò quan trọng đối với miễn dịch.

   Người bệnh gout nên bổ sung vitamin A từ rau quả có màu vàng và đỏ (cà rốt, khoai nghệ, đu đủ, xoài, cà chua, bí đỏ..), trứng, các sản phẩm từ sữa hay rau có màu xanh thẫm có chứa nhiều tiền chất vitamin A.

 

Vitamin A từ rau củ quả chính là nguồn dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh gout

 

Các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B9, B12, PP,…)

   Nhóm này cần thiết cho việc chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein thành năng lượng để xây dựng và tái tạo mô của cơ thể. Trong đó axit folic (Vitamin B9) rất quan trọng trong việc tạo máu.

   Thực phẩm giàu vitamin nhóm B phù hợp với người bệnh gout bao gồm rau xanh thẫm, lạc, ngũ cốc và trứng.

Vitamin C

   Loại vitamin này tham gia tạo mô liên kết và có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể, đồng thời giúp cơ thể hấp thu sắt từ thức ăn tốt.

   Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như các loại quả có múi (cam, quýt, bưởi,…), ớt xanh, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang…

 

Người bệnh gout nên bổ sung vitamin C từ quả cam, quýt, bưởi

 

Vitamin D

   Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc. Để đảm bảo đủ lượng vitamin D, bạn nên phơi nắng vào buổi sáng hoặc chiều tối. Đồng thời, trứng, sữa ít béo cũng là nguồn bổ sung vitamin D cho người bệnh gout.

   Một chế độ ăn uống cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu nêu trên sẽ giúp người bệnh gout khỏe mạnh, quá trình kiểm soát bệnh cũng tốt hơn. Song song với việc bổ dinh dưỡng cho người bệnh gout, bạn cũng cần lưu ý áp dụng giải pháp giúp hạ axit uric máu để ngăn ngừa cơn gout cấp tái phát. Khi nồng độ axit uric được kiểm soát tốt, người bệnh sẽ ăn uống thoải mái hơn.

 

Hạ axit uric máu cho người bệnh gout bằng cách nào?

   Ts.Bs Nguyễn Chí Bình, Bệnh viện Lão Khoa Trung Uơng chia sẻ giải đáp giúp hạ axit uric máu ở video dưới đây:

Ts.Bs Nguyễn Chí Bình, Bệnh viện Lão Khoa Trung Uơng chia sẻ giải pháp giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả

 

   Bs Nguyễn Chí Bình cho biết: “Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh gout, họ nên nên sử dụng sản phẩm viên uống từ thảo dược thiên nhiên để giúp hạ axit uric máu về ngưỡng an toàn, giảm đau, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, đồng thời phòng ngừa biến chứng.

   Khi xem thành phần và nguồn gốc, tôi nhận thấy BoniGut + của Mỹ là một sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội, các tác dụng đã được chứng minh trên lâm sàng nên tôi tin tưởng và khuyên bệnh nhân sử dụng.”

 

BoniGut + – Giải pháp từ thiên nhiên giúp người bệnh gout sống vui khỏe mỗi ngày!

   BoniGut + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sản phẩm duy nhất trên thị trường có sự kết hợp của nhiều thảo dược quý giúp hạ axit uric máu theo cả 3 cơ chế vượt trội. Cụ thể là:

– Sự hiệp đồng tác dụng của các thảo dược quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn giúp ức chế enzyme xanthine oxidase – enzyme tham gia vào quá trình hình thành axit uric, từ đó giúp ức chế cơ thể tổng hợp chất này.

– Tính kiềm của hạt cần tây giúp trung hòa axit uric trong máu, đồng thời giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải axit uric qua đường niệu.

– Các thảo dược trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề có tác dụng giúp lợi tiểu, tăng thải axit uric qua đường nước tiểu.

Bên cạnh đó, BoniGut + còn được bổ sung các thảo dược có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau theo nhiều cơ chế khác nhau, giúp làm giảm nhanh tình trạng viêm, đau trong cơn gút cấp, cải thiện bệnh gút, bao gồm gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa.

 

Công thức vượt trội của BoniGut +

 

   Hơn nữa, tác dụng của BoniGut + còn được tối ưu hóa bằng công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới. Đó là công nghệ Microfluidizer giúp đưa các thành phần thảo dược trong BoniGut + về với kích thước siêu nano (<70nm); nhờ đó, sản phẩm có độ ổn định cao, loại bỏ các nguồn ô nhiễm có hại, tăng khả năng hấp thu lên tới 100%, phát huy tối đa tác dụng của sản phẩm.

   Nhờ công thức toàn diện kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại, BoniGut + giúp:

– Giảm đau trong cơn gút cấp

– Hạ axit uric trong máu hiệu quả, ngăn ngừa cơn đau cấp tái phát.

– Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như sỏi thận, suy thận, đột quỵ…

   Khi nồng độ acid uric máu đã hạ về ngưỡng an toàn, chế độ ăn uống kiêng khem cũng bớt hà khắc hơn, từ đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

 

Giá BoniGut+

   BoniGut + được đóng gói dưới dạng viên nang, dùng đường uống, có giá niêm yết tại công ty Botania (công ty phân phối chính thức của sản phẩm) là 230.000 vnđ/ 1 lọ 30 viên và 405.000đ/ 1 lọ 60 viên.

   Để mua sản phẩm một cách thuận tiện và dễ dàng nhất, mời các bạn gọi điện đến số tổng đài 1800 1044 trong giờ hành chính, các dược sĩ đại học sẽ tư vấn cho bạn.

   Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã nắm được cách bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh gout. Để vượt qua bệnh này hiệu quả, người bệnh ăn uống thoải mái hơn, sử dụng BoniGut + của Mỹ là biện pháp toàn diện nhất. Chúc các bạn sức khỏe!

 

  XEM THÊM:

 

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044