Nội dung chính
Theo thống kê thì 95% người mắc bệnh gút là nam giới và thường gặp ở tuổi trung niên. Ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến bệnh gút, trong đó chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng. Vậy người bệnh gút cần có chế độ ăn như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ acid uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của acid uric) hoặc tinh thể acid uric.
Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Biểu hiện của bệnh gút:
-
Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp, nhất là khớp đốt bàn chân và ngón chân cái.
-
Lắng đọng urat: Là trường hợp những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.
-
Sỏi urat, acid uric trong hệ thống thận, tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận.
-
Xét nghiệm máu thấy acid uric tăng cao trên 400 micromol/lit.
-
Đối tượng có nguy cơ bị tăng acid uric máu và mắc bệnh gút:
-
Có tiền sử gia đình bị bệnh gút.
-
Thừa cân và béo phì.
-
Ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin.
-
Nghiện rượu, nghiện cà phê.
-
Dùng nhiều thuốc lợi tiểu như hypothiazid, lasix… có thể làm tăng acid uric và gây ra các đợt gút cấp tính.
Người bị bệnh gút nên có chế độ ăn như thế nào?
Người bị bệnh gút nên có chế độ ăn như sau:
-
Bổ sung thêm 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày.
-
Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm.
-
Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo …) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn, lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50 – 100g.
-
Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gút, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo,…
-
Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20 – 25mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gút là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà…
-
Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải acid uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
-
Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng….để giảm bớt lượng chất béo.
-
Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Những thực phẩm mà người bệnh gút nên tránh:
Hạn chế tối đa các thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến…..). Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gút cấp tính.
-
Một số loại rau không tốt cho người bệnh gút là rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.
-
Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm thì không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
-
Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
-
Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gút.
-
Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric.
Người bệnh gút cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý để giảm các tiến triển nguy hiểm của bệnh. Ngoài ra bệnh nhân gút nên tham khảo BoniGut của Canada và Mỹ giúp hạ uric máu và ngăn ngừa cơn gút cấp cũng như phòng biến chứng của bệnh Gút hiệu quả. Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
XEM THÊM:
- Rùng mình trước biến chứng đáng sợ nhất của bệnh gút
- Bí quyết giữ gìn sức khỏe sau hơn 20 năm bị gút
BoniGut – Dễ dàng vượt qua nỗi đau bệnh Gút
Không chỉ dừng lại ở việc gây ra các triệu chứng đau nhức sưng viêm khó chịu cho người bệnh mà Gút còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: suy thận, sỏi thận, biến dạng khớp… Để ngăn ngừa và hạn chế tối đa biến chứng gút thì người bệnh cần phải kiểm soát được nồng độ acid uric trong máu ở mức an toàn.
Hiện nay xu hướng đang được nhiều người bệnh gút lựa chọn là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Ưu điểm lớn nhất của các sản phẩm này là an toàn lành tính, không gây ra các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Và một trong những sự lựa chọn hàng đầu hiện nay dành cho những bệnh nhân gút là sản phẩm BoniGut của công ty Botania.
Với công thức thành phần toàn diện bao gồm 12 loại thảo dược khác nhau (anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, tầm ma, kim sa, ngưu bàng tử…) BoniGut giúp điều hòa và giảm nồng độ acid uric trong máu của người bệnh gút hiệu quả theo 3 cơ chế khác nhau:
+Giúp trung hòa acid uric trong máu nhờ các thành phần thảo dược có tính kiềm
+Giúp ức chế quá trình sản xuất acid uric trong cơ thể nhờ ức chế enzyme Xanthine Oxidase-enzyme xúc tác cho quá trình chuyển hóa thức ăn thành acid uric.
+Giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric ra ngoài cơ thể.
Có BoniGut, người bệnh gút hoàn toàn yên tâm, không lo biến chứng !
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY