Nội dung chính
Gút và bệnh lý tim mạch đang là những căn bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao hiện nay và không ngừng gia tăng về số ca mắc.
Gút là bệnh viêm khớp do tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin và lắng đọng các tinh thể urat tại các khớp xương. Có rất nhiều bằng chứng chứng minh bệnh Gút là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp, rung nhĩ, tử vong tim mạch, đồng thời là một trong những yếu tố dự đoán tiên lượng xấu của nhiều bệnh lý, trong đó có đột qụy, suy tim xung huyết, nhồi máu cơ tim có ST chênh lên, bệnh thận mạn… Trong khi đó bệnh Gút thường mắc kèm các bệnh lý tim mạch. Vậy 2 căn bệnh này có mối liên quan gì đến nhau?
1. Bệnh tim mạch có phải là nguy cơ của bệnh Gút?
Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch, chuyển hóa ngày càng gia tăng. Và bệnh tim mạch vẫn đứng đầu trong nhóm nguyên nhân gây tử vong ở người lớn. Các nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng mạnh mẽ về tỉ lệ mắc, tỉ lệ tử vong của các bệnh tim mạch trên các bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.
Các bệnh lý tim mạch gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ ở tổ chức, làm gia tăng sản xuất acid uric và toan hóa môi trường tại chỗ, làm cho urate dễ dàng bị kết tủa thành các tinh muối urate natri, dẫn đến phát sinh và làm trầm trọng bệnh gút.
Ngoài ảnh hưởng đến bệnh gút, hầu hết các bệnh lý tim mạch đều làm giảm chức năng thận, dẫn đến giảm đào thải urate qua thận, tăng nguy cơ gây ra bệnh gút.
Xem thêm: Thận trọng với những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút
2. Bệnh gút có phải là nguy cơ của nhiều bệnh lý tim mạch?
2.1. Bệnh gút và tình trạng tăng huyết áp
Bệnh nhân gút, bệnh nhân có tình trạng tăng acid uric máu đều được xem là yếu tố nguy cơ khởi phát tăng huyết áp (THA) và là yếu tố tiên lượng mức độ nặng của bệnh tăng huyết áp, đặc biệt ở những trường hợp bệnh nhân THA có hội chứng chuyển hóa.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tăng acid uric máu sẽ dẫn đến việc tăng nguy cơ bị tăng huyết áp trong vòng 5 năm, độc lập với các yếu tố khác. Nồng độ acid uric máu và sự tiến triển của tăng huyết áp có sự nhất quán, liên tục, tương đồng về mức độ. Tăng acid uric máu cũng phổ biến ở phần lớn bệnh nhân trong giai đoạn tiền cao huyết áp, đặc biệt là khi có sự hiện diện của microalbumin niệu.
Mối liên quan giữa tăng acid uric máu và tăng huyết áp động mạch được các ghi nhận: khoảng 25-40% bệnh nhân tăng huyết áp và 80% bệnh nhân tăng huyết áp ác tính có tăng acid uric máu.
2.2. Bệnh gút và các bệnh lý mạch máu
– Nồng độ acid uric máu cao, kích thích phóng thích các gốc tự do, hoạt hóa tế bào viêm và sự kết dính phân tử do quá trình viêm gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu.
– Có mối tương quan giữa acid uric với phản ứng viêm mạn và với CRP, là yếu tố quan trọng trong nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong do mạch máu.
Tăng acid uric máu làm rối loạn hệ thống vận chuyển urat tại các tế bào nội mạc mạch, là nguyên nhân gây ra các tổn thương mạch máu.
Bên cạnh đó, ở bệnh nhân Gút, các tinh thể urat không chỉ lắng đọng trong khớp, mà còn lắng đọng trong thành mạch và có thể hoạt hóa quá trình đông máu.
Tinh thể urate gắn vào IgG huyết thanh sau đó được nhận biết bởi receptor Fc của tiểu cầu và hoạt hóa tiểu cầu. Tất cả các quá trình này tạo ra các cytokine, và các yếu tố đông máu là một phần của sự hình thành xơ vữa mạch máu.
2.3. Bệnh gút và các biểu hiện rối loạn nhịp tim
Biểu hiện rối loạn nhịp tim trên các bệnh nhân gút khá đa dạng với rung nhĩ là loại rối loạn nhịp tim thường gặp nhất trên lâm sàng.
Các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ được biết đến như đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, béo phì đều là những yếu tố cấu thành của hội chứng chuyển hóa.
Nghiên cứu trên 126.528 đối tượng gồm hai nhóm bị gút và không bị gút của Y. J. Kuo và cộng sự cho thấy, những bệnh nhân gút có nguy cơ bị rung nhĩ cao hơn các đối tượng không bị bệnh gút sau khi đã hiệu chỉnh. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định: bệnh gút liên quan có ý nghĩa với tăng nguy cơ bị rung nhĩ. Thậm chí có thể được coi là một yếu tố nguy cơ của rung nhĩ đặc biệt ở người trẻ.
Nghiên cứu của Y. Choung và cộng sự trên 1.485 người trên 65 tuổi ở Đài Loan cho thấy: tăng acid uric máu có liên quan với rung nhĩ trên bệnh nhân lớn tuổi không tăng huyết áp, mức độ nặng của bệnh gút có liên quan đến chức năng tâm thu thất trái cũng như sự tái cấu trúc nhĩ trái. Sự tái cấu trúc nhĩ trái, đặc biệt tình trạng giãn nhĩ trái, là một yếu tố gây rung nhĩ.
2.4. Bệnh gút và suy tim
Các bệnh nhân gút có nguy cơ mắc suy tim cao gấp đôi so với bình thường theo ghi nhận của nghiên cứu FRAMINGHAM. Kết quả phân tích riêng rẽ trong nhóm bệnh nhân gút cho thấy: bệnh nhân gút có suy tim tỉ lệ tử vong cao hơn rất nhiều so với nhóm không có suy tim (95/1000 so với 8/1000).
Sự lắng đọng của tinh thể urate trên bệnh nhân gút diễn ra ở hầu hết các mô và cơ quan, trừ ở não. Các tinh thể này có thể lắng động ở cả cơ tim và van tim (đã ghi nhận được những trường hợp này trên lâm sàng), tuy nhiên tần suất gặp không nhiều do sự lắng đọng thường xảy ra ở mô mềm, ít khi xuất hiện tại van tim.
Tình trạng tăng acid uric máu được chứng minh là yếu tố nguy cơ gây suy tim với cơ chế tăng tạo các XO (ATP thoái giáng tạo ra adenosine và hypoxanthine) và sự tăng hoạt động của XO.
Tăng acid uric máu tạo ra do sự hoại tử mô tác động đến hoạt động của hệ tim mạch và hệ thống miễn dịch.
Việc kiểm soát, đưa nồng độ acid uric máu về mức bình thường có thể giảm tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh lý tim mạch.
3. Ảnh hưởng của thuốc điều trị bệnh gút trên tim mạch?
Việc điều trị bệnh gút có ảnh hưởng nhiều đến các bệnh lý tim mạch, trong đó các thuốc sử dụng điều trị cơn gút cấp như NSAIDs làm gia tăng nguy cơ các biến cố tim mạch nghiêm trọng chính ở bệnh nhân mắc và/hoặc không mắc các bệnh lý động mạch vành.
Việc điều trị các cơn gút cấp bằng NSAID được chứng minh là yếu tố nguy cơ xuất hiện rung nhĩ, đặc biệt trên nhóm người cao tuổi hoặc có tiền sử rung nhĩ cơn. Sử dụng aspirin và các NSAID kéo dài làm tăng nguy cơ rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ. Ngoài ra, NSAID có thể là nguyên nhân, cũng có thể là yếu tố góp phần gây xuất huyết trên bệnh nhân có các bệnh lý mạch vành. Nguy cơ gia tăng trên bệnh nhân sử dụng kèm theo thuốc kháng tiểu cầu và/hoặc thuốc chống đông uống, như là thuốc kháng vitamin K, cũng như các thuốc chống đông đường uống thế hệ mới.
Các thuốc điều trị THA như Amlodipin, Losartan; thuốc hạ lipid máu nhóm Fenofibrate thải qua thận cùng với acid uric, làm giảm nồng độ acid uric máu nên được ưu tiên chọn lựa cho bệnh nhân gút có tăng huyết áp.
Ngược lại, THA cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh gút, trên các bệnh nhân gút có THA, tỉ lệ tăng acid uric máu cao hơn, diễn biến lâm sàng rầm rộ hơn, hạt tophi nhiều hơn…đã khẳng định THA là yếu tố nguy cơ của bệnh gút. Do đó, kiểm soát tốt huyết áp trên các bệnh nhân gút ngoài giúp dự phòng các yếu tố nguy cơ tim mạch còn giúp giảm yếu tố nguy cơ cho bệnh gút.
Với các phân tích về mối liên quan giữa bệnh gút với các bệnh tim mạch được đề cập ở phần trên cho thấy: việc khống chế tốt tình trạng viêm của bệnh gút, kiểm soát tốt nồng độ acid uric sẽ có nhiều ý nghĩa trong giảm thiểu các ảnh hưởng không tốt đến bệnh tim mạch, giảm mức độ tăng nặng của bệnh, giảm các biến chứng, giảm tần suất nhập viện, kéo dài thời gian sống thêm, và đặc biệt là nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Xem thêm: Cách phòng ngừa bệnh gút
KẾT LUẬN
Từ những bằng chứng đã nêu có thể thấy mối liên quan “nhân – quả” rất rõ giữa bệnh gút và các bệnh tim mạch. Đó là vòng xoắn bệnh lý giữa bệnh gút với tăng huyết áp, bệnh mạch máu, bệnh mạch vành, suy tim… Do đó, việc tầm soát, phát hiện các yếu tố nguy cơ tim mạch trên các bệnh nhân gút và tầm soát, phát hiện các yếu tố nguy cơ Gút trên bệnh nhân tim mạch có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều trị và kiểm soát Gút và các bệnh tim mạch.
BoniGut – Bí quyết giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh gút từ Mỹ và Canada
Gút là bệnh lý mạn tính mà khi thời gian mắc bệnh càng lâu chúng ta sẽ càng có nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm trên xương khớp, thận hay tim mạch… Trong đó phổ biến nhất là biến chứng trên xương khớp. Sự hình thành các hạt tophi sẽ có khả năng làm biến dạng các khớp, dần dần làm hạn chế cử động của khớp, nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời có thể dẫn đến tàn phế suốt đời.
Để kiểm soát tốt bệnh gút, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng thì điều quan trọng nhất là người bệnh cần phải kiểm soát được nồng độ acid uric trong máu thường xuyên ở mức bình thường. Để thực hiện điều này một cách hiệu quả và ổn định nhất thì người bệnh gút nên sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên vừa hiệu quả, vừa an toàn.
BoniGut chính là một trong những sự lựa chọn tốt nhất hiện nay dành cho người bệnh gút. Công thức thành phần của BoniGut vô cùng toàn diện với 12 thảo dược tự nhiên giúp hạ và điều hòa acid uric máu ổn định ở ngưỡng an toàn bình thường hiệu quả theo 3 cơ chế một lúc. Không những vậy, BoniGut còn giúp chống viêm, giảm sưng đau, bảo vệ xương khớp và các mô trong cơ thể khỏi tổn thương từ đó có thể hạn chế được nguy cơ xảy ra biến chứng bệnh gút.
BoniGut – Sản phẩm nhập khẩu chính hãng từ Mỹ và Canada, phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania.
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY