Nội dung chính
Vì tâm lý ngại đi khám nên không ít người bệnh gout sẽ sử dụng đơn thuốc điều trị gout cấp của người khác. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Nó giống như chơi xổ số vậy, nếu cực kỳ may mắn thì bạn sẽ dùng đúng thuốc, nếu không thì tiền mất, tật mang, hậu quả gặp phải là khôn lường. Cụ thể về vấn đề này sẽ được các chuyên gia của trình bày chi tiết trong bài viết sau đây. Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu!
Dùng đơn thuốc điều trị gout cấp của người khác nguy hiểm như thế nào?
Bệnh gout và những thuốc điều trị gout cấp
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là một bệnh lý có nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể, dẫn tới tăng acid uric trong máu. Khi nồng độ acid uric trong máu vượt ngưỡng an toàn, các tinh thể muối urat sẽ hình thành và lắng đọng tại các khớp và mô. Từ đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau gout cấp dữ dội, bỏng rát và những biến chứng nguy hiểm trên thận và khớp.
Bệnh gout gây những cơn đau gout cấp dữ dội
Các thuốc điều trị gout cấp thường dùng
Mức độ đau của cơn gout cấp rất khủng khiếp, điều đó khiến đa số người bệnh không thể cố gắng chịu đựng mà cần đến sự trợ giúp của các thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau thường dùng là:
- Colchicine: Thuốc này cho tác dụng giảm đau nhanh và đặc hiệu trong cơn gout cấp.
Colchicine thường được dùng khi bị đau gout cấp
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Bao gồm các thuốc như ibuprofen, naproxen, indomethacin, diclofenac, celecoxib, meloxicam, piroxicam… Các thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh và mạnh, thường được dùng kết hợp với colchicin trong trường hợp đau nặng hoặc khi bệnh nhân không dùng được colchicine.
- Thuốc nhóm corticosteroid: Các thuốc thuộc nhóm này là methylprednisolone (biệt dược thường dùng là medrol 4mg, 16mg), prednisone, dexamethasone… Chúng cho tác dụng rất nhanh và mạnh. Ngoại trừ đường uống, để tác dụng nhanh hơn các thuốc này còn được dùng với đường tiêm trực tiếp vào ổ khớp.
Khi đi khám, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị gout cấp và thuốc hạ acid uric trong máu. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được kê thêm các thuốc như thuốc bảo vệ dạ dày, thuốc giải độc gan… Thế nhưng, rất nhiều người vì ngại đi khám nên đã xin đơn thuốc điều trị gout cấp của người khác, sau đó tự đi mua về dùng. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, cụ thể vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết ngay sau đây.
Dùng lại đơn thuốc điều trị gout cấp của người khác – Sai lầm trầm trọng cần tránh
Khi dùng lại đơn thuốc điều trị gout cấp của người khác, một số ít người may mắn sẽ thấy có tác dụng và gặp ít tác dụng phụ. Nhưng rất nhiều trường hợp sẽ gặp phải một số vấn đề sau đây:
- Thuốc không có tác dụng hoặc tác dụng thấp.
- Người bệnh gặp phải tác dụng phụ nhiều hơn.
- Độc tính của thuốc tăng lên, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người dùng.
Các ví dụ cụ thể như sau:
Với thuốc colchicine
Colchicine có khoảng liều điều trị rất hẹp và chúng cực kỳ độc hại khi dùng quá liều. Người dùng có thể bị buồn nôn, nôn, đau bụng, viêm dạ dày ruột kèm xuất huyết, rối loạn điện giải, hạ huyết áp. Nếu nặng, người bệnh có thể tử vong do suy hô hấp và trụy tim mạch.
Độc tính của colchicine tăng lên không phải chỉ khi bạn uống quá liều hướng dẫn mà còn xuất hiện khi:
- Bạn dùng colchicine với thuốc ức chế P-glycoprotein (P-gp) như Cyclosporin; hoặc chất ức chế CYP3A4 mạnh như thuốc kháng sinh Clarithromycin, thuốc trị nấm Ketoconazole.
- Bạn bị suy gan, suy thận.
Chính vì vậy, thuốc colchicine không được dùng cho bệnh nhân suy gan, suy thận nặng và/hoặc đang dùng các thuốc như Cyclosporin, Clarithromycin, Ketoconazole. Với rất nhiều các tác dụng phụ khác, thuốc cũng được chống chỉ định cho bệnh nhân rối loạn chức năng tạo máu, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và phải sử dụng thận trọng trên tất cả bệnh nhân.
Với độc tính mạnh của mình, colchicine là thuốc kê đơn, bệnh nhân không được sử dụng khi không có đơn của bác sĩ.
Các thuốc nhóm NSAIDs
Tác dụng phụ lớn và thường gặp của các thuốc này đó là gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Trong đó, các thuốc như diclofenac, ibuprofen, indomethacin… có nguy cơ gây tác dụng phụ cao hơn.
Ngoài tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, các thuốc nhóm này còn có nguy cơ gây tác dụng không mong muốn trên tim mạch như: NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2 và diclofenac làm nặng hơn tình trạng suy tim, gây các biến cố huyết khối trên tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Người bệnh cũng có thể gặp các tác dụng phụ trên gan, thận, thần kinh…
Chính vì vậy, khi bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa như xuất huyết, thủng tiêu hóa, viêm loét đại tràng, suy giảm chức năng gan, thận, gặp các vấn đề về tim mạch như suy tim nặng… thì không được tự ý sử dụng thuốc nhóm NSAIDs.
Dùng nhiều thuốc giảm đau nhóm NSAIDs dễ gây viêm loét dạ dày
Thuốc nhóm corticosteroid
Các thuốc thuộc nhóm này đều là thuốc cần được kê đơn, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng. Đó là bởi chúng có rất nhiều tác dụng phụ trên tiêu hóa, cơ xương khớp, gan, thận…
Các thuốc này chỉ được sử dụng ở những người bị bệnh gout không thể dùng NSAIDs hoặc colchicine hoặc bản thân người bệnh đang dùng corticoid dài ngày để điều trị bệnh lý khác.
Nếu dùng thuốc nhóm corticosteroid với thuốc giảm đau nhóm NSAIDs, tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa như xuất huyết, loét dạ dày, tá tràng sẽ tăng lên nhiều lần.
Trên đây chỉ là một số lưu ý, tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau gout cấp. Khi đi khám, bác sĩ sẽ đánh giá một cách toàn diện và kê đơn sao cho hợp lý nhất với từng bệnh nhân. Khi tự ý dùng lại đơn thuốc điều trị gout cấp của người khác, bạn sẽ dễ gặp phải những tác dụng không mong muốn của thuốc từ nhẹ đến nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong.
Cách giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau gout cấp
Khi cơn gout cấp xuất hiện, mức độ đau khủng khiếp của chúng sẽ khiến bạn buộc phải sử dụng thuốc giảm đau. Để giảm thiểu được tác dụng phụ do các loại thuốc đó gây ra, bạn cần:
- Có biện pháp giúp cơn đau qua nhanh hơn bằng cách: Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ kết hợp với: Để khớp nghỉ ngơi tuyệt đối khi lên cơn gout cấp, chườm đá lạnh, sử dụng những sản phẩm giúp hỗ trợ giảm đau có chứa gừng, bạc hà, tầm ma, kim sa, húng tây.
- Giảm nguy cơ xuất hiện cơn gout cấp (giảm tần suất cơn gout cấp) bằng cách hạ acid uric trong máu về an toàn. Để làm được điều đó, tây y có các thuốc thường dùng như allopurinol hoặc febuxostat. Hoặc để an toàn hơn mà vẫn thu được hiệu quả tốt, bạn nên sử dụng các sản phẩm chứa chiết xuất quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, hạt mã đề, trạch tả, ngưu bàng tử…
Quả anh đào đen đã được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc giúp hạ acid uric
Hiện nay, một sản phẩm toàn diện chứa các thảo dược giúp giảm đau chống viêm và hạ acid uric đó là BoniGut + của Mỹ.
BoniGut là gì?
BoniGut + là sản phẩm giúp kiểm soát bệnh gout được nhập khẩu từ Mỹ. Sản phẩm tác động một cách toàn diện lên bệnh gout nhờ các thành phần:
– Quả anh đào đen, hạt nhãn, hạt cần tây, trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: Các thảo dược này đã được chứng minh giúp hạ acid uric hiệu quả nhờ các cơ chế:
+ Ức chế enzyme xanthine oxidase (enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric).
+ Tăng đào thải acid uric qua nước tiểu.
+ Trung hòa acid uric trong máu.
Nhờ đó, acid uric trong máu sẽ được đưa về ngưỡng an toàn, tần suất xuất hiện cơn đau gout cấp giãn dần ra, mức độ đau giảm dần đi. Khi đó, mặc nhiên người bệnh sẽ ít phải dùng thuốc giảm đau hơn, tác dụng phụ của chúng vì thế cũng được giảm thiểu tối đa.
– Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Có tác dụng giúp chống viêm theo nhiều cơ chế khác nhau, từ đó giúp hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng viêm đau trong cơn gout cấp, dự phòng cơn gout cấp.
BoniGut + là sản phẩm có cơ chế tác dụng toàn diện hàng đầu hiện nay cho người bệnh gout
BoniGut + được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP là J&E International của tập đoàn Viva Nutraceuticals. Nhà máy này áp dụng công nghệ bào chế Microfluidizer trong sản xuất. Đây là công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ (<70nm), đồng nhất và ổn định. Nhờ đó, sinh khả dụng của sản phẩm có thể lên đến 100%, hiệu quả thu được là cao nhất.
BoniGut có thực sự tốt
Để trả lời câu hỏi này một cách khách quan nhất, mời quý bạn đọc theo dõi lời chia sẻ của những người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm ngay sau đây.
Chú Bùi Đức Danh, 53 tuổi ở tổ 5 ấp 2 xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, điện thoại: 0979805733
Chú Bùi Đức Danh, 53 tuổi
Chú Danh chia sẻ: “Bệnh gout khiến chú đau đớn, khổ sở lắm. Nếu như người ta mới đầu chỉ đau một hai khớp thôi thì chú đau hết từ đầu gối đến mắt cá chân và đầu các ngón chân. Chú đi khám thì acid uric tăng lên tận 395 µmol/l. Chú được kê một đơn thuốc điều trị gout cấp dài, dùng thì chú thấy đỡ đau đấy nhưng cơn gout cấp vẫn tái phát liên tục. Đến năm thứ 7 thứ 8 thì chú thấy ngày càng đau dữ dội hơn, cơn đau cứ dày lên dần. Nếu như trước đây chú uống 1 ngày là đã hết đau rồi thì về sau 3 ngày dùng thuốc liên tục cơn đau mới có dấu hiệu giảm, rồi có khi chú đau cả tuần. Cứ dùng thuốc như thế chú lo bao tử rồi gan thận bị hỏng hết nên chú muốn tìm giải pháp khác an toàn hơn”.
“Có người bạn chỉ cho sản phẩm BoniGut +, chú dùng thử thì thấy hiệu quả thật. Nửa tháng đầu thì chú thấy người bớt nặng nề, chân tay cử động nhẹ nhàng hơn. Giờ thì chú đỡ nhiều lắm rồi, không thấy đau nhức nữa. Acid uric chú đi kiểm tra cũng đã về ngưỡng an toàn, việc ăn uống cũng không cần kiêng khem nhiều như trước đây. Chú mừng lắm”.
Chú Lê Ngọc Đình (56 tuổi), ở số nhà 03, đường Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, điện thoại: 0982.154.269
Chú Lê Ngọc Đình (56 tuổi)
Chú Đình tâm sự: “Cơn đau gout cấp khủng khiếp lắm, chú không chỉ bị đau ngón chân cái mà đau cả bàn chân, nhói và bỏng rát, sưng đỏ khủng khiếp lắm. Chú đi khám thì chỉ số acid uric trong máu đã lên quá 600 µmol/l. Chú dùng theo đơn thuốc điều trị gout cấp của bác sĩ thì thấy hết đau nhanh, nhưng cơn đau cứ tái đi tái lại, bụng dạ lại ậm ạch, men gan cứ tăng vù vù nên chú rất lo lắng.”
“Tìm hiểu thì chú biết đến sản phẩm BoniGut + của Mỹ. Sau 1 tháng dùng BoniGut + đều đặn với liều 4 viên/ngày, chú chỉ bị đau có 1 lần, mà nó nhẹ nhàng lắm, không hề dữ dội như những lần trước đâu. Sau 3 tháng là acid uric của chú đã trở lại chỉ số rất tốt khoảng 340 µmol/l. Từ đó đến nay, chú cũng chưa bị đau lại lần nào. Mừng hơn nữa là chức năng gan của chú dần hồi phục lại. Vì thế chú yên tâm lắm.”
BoniGut giá bao nhiêu
Một lọ BoniGut + 60 viên có giá niêm yết là 405.000 vnđ, lọ BoniGut + 30 viên có giá là 230.000đ/lọ.
BoniGut + được phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc tây trên cả nước. Mỗi nhà thuốc sẽ có những chính sách riêng. Vì vậy, đôi khi sẽ có sự chênh lệch nhẹ về giá của sản phẩm so với giá niêm yết. Bạn có thể tham khảo một số nhà thuốc trước để mua được BoniGut + với giá tốt.
Những hiểm họa ẩn sau việc dùng lại đơn thuốc điều trị gout cấp của người khác đã được trình bày chi tiết trong bài viết trên. Để kiểm soát tốt bệnh gout một cách an toàn, sử dụng sản phẩm BoniGut + của Mỹ là lựa chọn hoàn hảo của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Giải đáp: Bệnh gút nên kiêng ăn rau gì?
- Bị gút biến chứng sang suy thận độ 1 dùng BoniGut có hiệu quả?
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY