Nội dung chính
Có đến 90% bệnh nhân gút là nam giới. Tức là cứ 10 người bị gout thì 9 người là các anh các chú. Vì ít khi thấy phụ nữ bị gút nên người ta thường lầm tưởng, thậm chí mặc định bệnh gút chỉ nam giới mới gặp. Chính vì vậy, phụ nữ thường chủ quan trước bệnh gút hơn so với đàn ông. Kể cả khi họ có các biểu hiện rất rõ rệt của bệnh gout rồi nhưng nghĩ mình bị bệnh khác. Sai ngay từ đầu như vậy dẫn đến hướng điều trị sai, khiến bệnh không những không cải thiện mà ngày càng nặng thêm.
Bệnh gút ở nữ giới liên quan mật thiết đến thời kỳ mãn kinh
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ tuổi mắc gút ở phụ nữ trung bình là 65 tuổi. Thời điểm khởi phát bệnh gút cũng có mối liên hệ chặt chẽ đến thời kỳ mãn kinh. Giả thiết đưa ra và đã được nhiều nhà khoa học công nhận, chứng minh rằng nồng độ estrogen trong máu giảm là một nguyên nhân dẫn đến bệnh gút ở phụ nữ. Khi bước sang tuổi mãn kinh, nồng độ estrogen trong máu giảm đáng kể. Estrogen giúp làm tăng đào thải acid uric qua thận, khi nồng độ estrogen trong máu giảm, khả năng đào thải acid uric máu qua thận kém đi, làm nồng độ trong máu tăng lên. Từ đó tăng nguy cơ bị gút ở phụ nữ.
Các số liệu thống kê
Trong một nghiên cứu năm 21010 về các đặc điểm lâm sàng ở phụ nữ bị gút của KJM Jansen Dirken-Heukensfeldt và cộng sự đã đưa ra những số liệu thống kê liên quan đến bệnh gút ở phụ nữ. Một số kết quả nghiên cứu như sau:
Trước độ tuổi 65, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh gút thấp hơn so với nam giới rất nhiều. Tuy nhiên, ở những người lớn hơn 65 tuổi, tỷ lệ phụ nữ mắc gút đã tăng lên. Ở phụ nữ, độ tuổi trung bình bắt đầu khởi phát bệnh gút là 65 tuổi, cao hơn 9 tuổi so với độ tuổi trung bình ở nam giới (ở nam giới là 54 tuổi). Nghiên cứu cũng chỉ ra, hầu hết phụ nữ bị gút đều đã mãn kinh, từ đó gợi ý rằng bệnh gút ở phụ nữ phụ thuộc vào nồng độ estrogen trong cơ thể.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ bệnh nhân nữ bị gút uống rượu cũng thấp hơn so với nam giới ( ở nữ là 2% còn nam giới là 20% bệnh nhân có sử dụng rượu bia).
Bệnh nhân nữ bị gút có tỷ lệ tiền sử dụng các thuốc lợi tiểu lớn hơn so với bệnh nhân nam: >70% ở nữ giới trong khi tỷ lệ ở nam giới chỉ >40%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa béo phì và bệnh gút ở nữ giới. Nhưng ở nam giới, gút lại có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng béo phì (BMI >25).
Biểu hiện bệnh gút ở nữ giới
Ở nam giới, thông thường cơn gút cấp sẽ khởi phát ở ngón chân cái, sau đó lan ra các khớp khác. Nhưng ở phụ nữ, thời gian đầu ngoài khớp ngón chân cái, các khớp khác cũng có biểu hiện viêm khớp gút như ngón tay, mắt cá chân và đầu gối. Các biểu hiện rất giống với các bệnh viêm khớp khác do đó dễ bị chẩn đoán sai, từ đó có phương pháp điều trị sai.
Bên cạnh đó, các biểu hiện cơn gút cấp ở phụ nữ cũng tương tự nam giới như:
+ Khởi phát đột ngột vào ban đêm với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau.
+ Khởi phát cơn đau sau 1 bữa ăn giàu đạm hoặc uống đồ uống có cồn như rượu, bia hoặc sau 1 chấn thương.
+ Đáp ứng tốt với colchicin
+ Thường đau kéo dài 5-7 ngày, có thể tự hết đau hoặc hết nhanh hơn khi điều trị bằng colchicin hay các thuốc giảm đau chống viêm không steroid
Trước khi có cơn đau, người bệnh có thể có các tiền triệu chứng như:
+ Đau đầu, mệt mỏi, trạng thái kích thích
+ Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi hoặc táo bón.
+ Đái nhiều, đái rắt
+ Phần chi dưới khó vận động, tê bì các khớp.
Tại sao gút ở nữ giới lại nguy hiểm
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ phụ nữ mắc gút ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2015, tỷ lệ các ca mắc gút ở phụ nữ đã tăng 3% so với năm 2012. Điều này một phần do nữ giới thường chủ quan với bệnh gút hơn so với nam giới. Ngay cả các bác sĩ cũng dễ bỏ qua bệnh gút mà chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác có biểu hiện tương tự gút. Điều này khiến phần lớn phụ nữ phát hiện ra gút khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị hơn.
Cải thiện bệnh gút nhờ ăn uống sinh hoạt
Để cải thiện bệnh gút, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, cụ thể:
✖ Kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, các loại nước ngọt có ga.
✖ Kiêng tất cả những thực phẩm giàu đạm như hải sản, các loại thịt đỏ ( thịt bò, thịt ngựa, thịt dê…), nội tạng động vật, trứng vịt lộn…
✖ Không ăn những thực phẩm đang trong thời kỳ phát triển nhanh như măng, nấm, giá đỗ,…
✖ Hạn chế những loại thực phẩm giàu đạm khác như thịt heo, lươn, cua, ốc, các loại đậu hạt…
Nên:
✔ Uống nhiều nước (tối thiểu 2-3 lít nước/ngày)
✔ Giảm béo (nếu người bệnh đang trong tình trạng thừa cân).
✔ Để khớp nghỉ ngơi khi có cơn gút cấp.
✔ Giữ ấm cơ thể, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress
✔ Ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin
✔ Ăn, uống thêm sữa và các sản phẩm từ sữa.
Những chế độ ăn uống sinh hoạt kể trên bắt buộc người bệnh gút cần tuân thủ nghiêm ngặt để tránh bệnh tình chuyển biến xấu đi, đồng thời 1 phần giúp cải thiện bệnh.
Cải thiện bệnh gút nhờ các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên
Để cải thiện bệnh gút, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như trên. Bên cạnh đó, người bệnh gút cũng cần kết hợp với các sản phẩm có tác dụng làm hạ acid uric máu, đưa acid uric máu về an toàn. Từ đó giúp làm giãn cơn gút cấp, ngăn chặn cơn gút cấp quay lại và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trên thận và trên khớp.
Xu hướng hiện nay đó là dùng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, vừa có tác dụng hạ acid uric, vừa an toàn không có tác dụng phụ. Bonigut là một sản phẩm của Canada và Mỹ, là sự kết hợp của 12 loại thảo dược tự nhiên giúp hạ acid uric máu hiệu quả theo cả 3 cơ chế:
+ Tăng đào thải acid uric qua thận nhờ các thảo dược có tác dụng lợi tiểu như: bách xù, trạch tả, ngưu bàng tử và hạt mã đề
+ Ức chế quá trình tạo acid uric máu nhờ ức chế enzym xanthin oxidase nhờ quả anh đào đen, hạt nhãn và hạt cần tây
+ Trung hòa acid uric trong máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây
Bên cạnh đó, Bonigut còn chứa các thảo dược giúp giảm đau chống viêm như gừng, tầm ma, bạc hà, húng tây giúp làm giảm nhanh các cơn gút cấp.
Sau nhiều năm được phân phối rộng rãi trên thị trường, Bonigut đã đến được tay nhiều bệnh nhân, giúp đẩy lùi các cơn gút cấp, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm trên thận và trên khớp. Từ đó dần dần nhận được sự tin tưởng của bệnh nhân, là bạn đồng hành của các bác, các cô trong công cuộc chiến đấu với bệnh gút. Bên cạnh đó, Bonigut cũng được các chuyên gia y tế đánh giá cao, các cơ quan chức năng công nhận. Năm 2017, Bonigut vinh dự được nhận “Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng” do do PGs.Ts Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.
Bonigut được phân phối độc quyền bởi công ty Botania.
Địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
XEM THÊM:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY